Nguyễn xuống thuyền lúc nửa đêm. Bên dòng Hương lãng đãng sương, một
tiếng gà eo óc từ đâu điểm vào trời sao
chút thê lương như cám cảnh mảnh trăng vừa khuất dưới chân trời không định. Vẫn
là con hầu gái ra đón Nguyễn nơi đầu thuyền: “Xin thứ lỗi! Chủ tôi đã mệt! Hẹn
ngài hôm khác vậy”. Nguyễn thở dài: “Ba lần rồi, chủ ngươi từ chối gặp ta! Tại
sao? Hãy nói cho ta biết chủ người cần gì để ta lo liệu cho một lần gặp gỡ”. Thể
nữ cúi đầu: “Đành vậy, xin ngài hãy báo danh tính, tôi sẽ hỏi chủ tôi thêm lần
nữa”. Nguyễn tiện tay đưa chiếc quạt đang cầm: “Hãy đưa cho chủ ngươi chiếc quạt
này!”. Thể nữ trở vào thuyền. Khoảnh khắc chờ đợi khiến Nguyễn thấy khó chịu, nặng
nề. Cửa thuyền mở và lần này không khép lại, từ đó vọng ra tiếng nói trong và nhẹ:
“Xin mời Nguyễn tiên sinh vào”.
Bài đăng nổi bật
DẤU ẤN CỦA TINH THẦN MỸ HỌC SINH THÁI TRONG TRIẾT THUYẾT LÃO TRANG
1. Khi bàn về “ Sinh thái học trong những nền văn minh cổ ”, Johnson Donald Hughes đã trình bày ý tưởng về một sự lựa chọn định mệnh ở thờ...
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018
Cơ chế hình thành và giải mã điển cố trong văn học trung đại Việt Nam
1. Dẫn nhập
Tinh thần “ôn cố
tri tân” thấm nhuần rộng khắp trong môi trường văn chương bác học thời trung đại
đến mức tất cả những vấn đề của đời sống và nghệ thuật đều có xu hướng được thức
nhận, lý giải trên cơ sở những giá trị điển phạm của quá khứ. Yêu cầu lấy xưa để
hiểu nay, lấy vẻ đẹp chuẩn mực trong kinh sách thánh nhân làm khuôn mẫu khiến
cho mọi sáng tạo của người đời sau, thực chất chỉ là sự xoay sở khéo léo trong
phạm vi quan niệm “Thuật nhi bất tác”.
Chuyện đồng bằng

Kiến ngãi bất vi
“Đến đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”
(Ca dao Nam Bộ)
Hai người, một
thầy, một trò, trên chiếc xuồng nhỏ đang đi sâu vào cánh đồng nước hoang vu
vùng Đồng Tháp Mười. Gã học trò đứng trước mũi xuồng, gập người chống chiếc sào
dài và nặng trịch xuống nước, chốc chốc lại quay về phía sau nhìn ông thầy của
mình, một nhà sư có dáng vóc nhỏ thó và ánh mắt lạnh lẽo. Ông ta ngồi giữ lái,
nhịp nhàng và khéo léo dùng cây dầm ngắn đẩy xuồng lướt tới. Họ đã đi suốt đêm
trong mưa lạnh để giờ đây có thể tắm mình trong những ánh nắng đầu tiên từ vầng
dương đỏ ửng ló dạng ở đằng đông làm rạng hồng cả một vùng chân trời tít tắp.
Đó cũng là lúc họ nhận ra quanh mình toàn là nước.
Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018
Khảo sát phép đối ngẫu trong thơ ca trung đại Việt Nam từ góc nhìn cấu trúc
Dựa trên mô hình do ngôn ngữ học đề
xướng để tìm hiểu hoạt động sáng tạo văn chương, các nhà cấu trúc luận đã tìm
ra nguyên lý cấu tạo một tác phẩm thơ dựa trên sự nối kết của “các đơn vị âm luật nằm kề nhau” “nhờ chức năng của nguyên tắc tính song hành
ngữ pháp với các cặp đôi hoặc đôi khi là các cặp ba”[1]
tạo thành hiện tượng đối xứng của những nhóm từ nhị nguyên có cùng một kiểu
liên kết cú pháp. Có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động và phổ biến của mô
hình cấu trúc này trong các văn bản cổ xưa của nhân loại, từ Kinh Thánh, kinh Vệ
Đà đến thơ giáo huấn của người Mông Cổ, Phần Lan hay các bài ca Folklore Nga…
và đương nhiên, phải nhắc tới một trường hợp tiêu biểu cũng được R. Jacobson đề
cập đến trong “Thơ của ngữ pháp và ngữ pháp của thơ”, đó là thơ và biền văn của
người Trung Hoa.
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018
VIÊN MAI BÀN VỀ THƠ NỮ TRONG “TUỲ VIÊN THI THOẠI”
Sự kết hợp giữa lý luận với phê bình khiến cho các tác phẩm
thi thoại trong lịch sử văn học cổ điển Trung Hoa luôn có được sức hấp dẫn và
ưu thế riêng. Nó giúp người viết có thể phát biểu những quan niệm cá nhân về
thơ ca một cách sinh động và thuyết phục thông qua việc chọn lọc, bình phẩm những
hiện tượng cụ thể để chứng minh cho các luận điểm khái quát có ý nghĩa đúc kết
quy luật sáng tác và thưởng thức văn học. Xu hướng chung của các tác phẩm nổi
tiếng như Lục Nhất thi thoại của Âu Dương Tu, Thương Lang thi thoại của
Nghiêm Vũ (thời Tống); Tứ Minh thi thoại của Tạ Trăn (thời
Minh); Đàm long lục của Triệu Chấp Tín, Khương Trai thi thoại củaVương Phu Chi, Thạch Châu thi thoại của Ông Phương Cương (thời Thanh),... là lựa
chọn tác phẩm của những chân dung thơ tiêu biểu thời Hán, Nguỵ, Đường, Tống, hoặc
những nhà thơ nổi tiếng đương thời làm đối tượng bình phẩm khen, chê hay dẫn dụng
để chứng minh cho quan điểm nghệ thuật của người viết.
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018
DẤU ẤN CỦA TINH THẦN MỸ HỌC SINH THÁI TRONG TRIẾT THUYẾT LÃO TRANG
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018
Tết và mai
Mỗi Tết đi qua, một chút buồn không rõ ở lại, như vướng vất bởi một
thời đã xa, thời của dân tộc thuần nông vui Tết tự cung tự cấp. Nhánh mai cắt
ngoài vườn nhà, bộ lư tự lau chùi sáng bóng để tỏ lòng hiếu thảo thành thực với
tổ tiên. Nếp thơm tự quết bánh phồng, làm bánh tét, trái cây vườn nhà đem làm mứt,
chăm chút khéo tay, đậm đà vị ngọt dân dã, tinh sạch. Tết vất vả, chộn rộn, nhiêu
khê trăm việc chuẩn bị mà lại vui, đầm ấm không khí quần tụ, đoàn kết trong cộng
đồng, họ mạc, gia đình.
NGỘ VÀ HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM ĐỜI SỐNG CỦA THIỀN NHÂN ĐỜI TRẦN
Tứ tuyệt cho mình

Ngày mẹ mất
Khăn trắng trên đầu, khăn trắng bay
Ta ngồi lau bụi mắt chiều nay
Mẹ nằm dưới đất mình ên lạnh
Mây trắng trên trời, mây trắng bay
(15.6.2024)
Thơ hay lời giản dị
Bầu trời gợi thi ý
Ngàn năm chỉ xanh thôi.
Quê ơi từ độ chân luân lạc
Mỗi dặm đường xa một nỗi niềm
Trong bóng Đường thi chiều lãng đãng
Mùi Cỏ
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018
Bãi trâu thần
Biểu tượng thiên đường xanh trong văn học Trung Hoa và Việt Nam thời trung đại
1.
Vườn treo Balylon, một biểu tượng thiên đường trong tôn giáo của người Sumer; khu
vườn địa đàng trong Kinh Cựu Ước; Arcadia, vùng đất thiêng thơ mộng trong thần
thoại Hy Lạp; Otherworld, vùng đất không có chiến tranh, dịch bệnh, tuổi già
trong truyền thuyết của người Celtic… đó
chỉ là vài cái tên tiêu biểu gợi nhớ sự tồn tại của một vùng đất được ghi nhận
trong huyền tích của nhiều tộc người cổ xưa trên thế giới. Tên gọi khác nhau
nhưng, những gì mà con người ở các quốc gia có khi cách nhau nửa vòng trái đất
hình dung và miêu tả về vùng đất đó lại có nhiều điểm giống nhau lạ lùng. Sự
tương đồng này cho thấy rõ là có một đoạn thông tin ghi nhận ký ức về một thế
giới thuở hồng hoang với bầu không quyển xanh tươi, thuần khiết, nơi con người từng
chung sống hồn nhiên, bình đẳng cùng muôn loài, đã được lưu giữ và mã hóa trong
huyền thoại. Thời của huyền thoại đã đi qua nhưng suốt tiến trình phát triển của
lịch sử nghệ thuật, đôi khi, chúng ta vẫn tìm thấy dấu vết của đoạn mã vô thức ấy
trong những tác phẩm mô tả cuộc hành trình ngược chiều với nền văn minh nhân tạo
của những con người cô đơn, khát khao quay về nguồn cội, khắc khoải kiếm tìm một
thiên đường xanh đã mất. Trong văn chương Trung Hoa và Việt Nam thời trung đại, miền đất đó được gọi là tiên
cảnh, Đào Nguyên, Thiên Thai.
Sự tồn tại phổ biến của nó trong bộ phận tác phẩm chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng
Lão- Trang, một triết thuyết chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú của trí tuệ
sinh thái phương Đông cổ đại, hứa hẹn sẽ cung cấp những gợi ý thú vị cho người
nghiên cứu khi khai thác các giá trị của văn học trung đại từ góc nhìn phê bình
sinh thái.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)